Điều trị viêm da với kem bôi Pesancort
Kem bôi trị viêm da Pesancort là loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh viêm da tiết bã, viêm da nhiễm khuẩn, viêm da tiếp xúc, lupus ban đỏ dạng đĩa, vẩy nến, chàm, sẹo lồi và cả vết côn trùng cắn,… Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể sử dụng Pesancort Cream, nếu dùng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, khi ý có định dùng thuốc, bạn cần phải nắm được những thông tin sau đây.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ PESANCORT CREAM
Pesancort là thuốc gì?
Đây là loại thuốc được bào chế dạng bôi ngoài da, nằm trong nhóm điều trị bệnh da liễu. Hiện nay thuốc có 3 dạng hàm lượng từ nhỏ đến lớn là 5gr, 10gr, 15 gr.
Trong thuốc Pesancort có chứa các thành phần chính là:
- Acid Fusidic
- Betamethasone Valerat
- Các tá dược như Alcol Cetostearyl, Polyoxyethylen stearate, Emulsitying wax, Propylen glycol, Methyl paraben, Polyoxyl hydrogenated castor oil, nước tinh khiết,…
Pesancort là thuốc gì?
Pesancort có công dụng gì?
Thuốc được chỉ định điều trị trong các tình trạng bệnh:
Viêm da tiết bã
Viêm da tiếp xúc
Viêm da nhiễm khuẩn
Lupus ban đỏ dạng đĩa
Vẩy nến, chàm
Sẹo lồi, phì đại của liken phẳng
Vết côn trùng cắn
Ngoài ra, Pesancort còn được chỉ định dùng cho các bệnh lý khác. Để biết chi tiết hơn, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu để được hỗ trợ tốt nhất.
Chống chỉ định của Pesancort
Kem bôi ngoài da không được chỉ định trong các trường hợp: bị loét da, nhiễm trùng da do nấm, virus, viêm da quanh miệng, người đang mang thai, bị suy gan hoặc người dị ứng với các thành phần có trong Pesancort.
Hướng dẫn sử dụng kem bôi Pesancort
++ Cách dùng Pesancort Cream
- Trước khi dùng thuốc, bạn cần làm sạch vùng da cần được điều trị, lấy tăm bông chấm thuốc và thoa nhẹ nhàng lên da. Trường hợp dùng tay lấy thuốc, bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước và cả sau khi thoa thuốc.
- Khi băng kín tại vùng da bôi thuốc thì mức độ hấp thu thuốc sẽ tăng cao. Do đó, bạn chỉ nên băng khi có chỉ định từ bác sĩ. Thuốc được chuyển hóa thông qua thận, gan và thải trừ ra ngoài bằng đường nước tiểu.
- Không nên bôi thuốc quá dày, vì việc này sẽ khiến lượng thuốc hấp thu vào cơ thể tăng lên, dẫn đến các tổn thương ở cơ quan bên trong. Hãy cân chỉnh để dùng thuốc vừa đủ với vùng da cần điều trị.
++ Liều lượng Pesancort Cream
- Trường hợp dùng thuốc và không cần băng kín, không có vết thương hở thì nên bôi 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Đối với vùng da có vết thương hở hoặc phải băng kín, bạn nên hỏi bác sĩ về liều lượng cụ thể.
- Thuốc Pesancort được khuyến cáo sử dụng tối đa trong 7 ngày. Trường hợp kéo dài thời gian dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Hướng dẫn sử dụng kem bôi Pesancort
Hướng dẫn bảo quản thuốc
Sau khi sử dụng thuốc, bạn cần vặn chặt nắp và cất giữ ở nơi thoáng mát, khô ráo trong khoảng nhiệt độ dưới 30 độ C. Cần tránh để thuốc tiếp xúc với ánh nắng và gần tầm với trẻ nhỏ.
Thuốc sau khi đã mở nắp không được sử dụng quá 30 ngày. Bởi vì sau thời gian này, Pesancort có thể biến chất, không còn công dụng điều trị.
CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DÙNG PESANCORT CREAM
Khuyến cáo/ thận trọng trước khi dùng
Thuốc chỉ sử dụng ở ngoài da, thận trọng khi thoa lên mặt và tránh thoa thuốc lên vùng xung quanh mắt. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng xuất hiện vi khuẩn nhạy cảm.
Thành phần Betamethason valerat trong thuốc có thể bài xuất vào trong sữa mẹ một lượng nhỏ. Do đó, người đang cho con bú cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng. Nếu phải dùng thuốc, bạn nên ngưng cho con bú trong thời gian này để đảm bảo an toàn.
Pesancort có chứa hoạt chất steroid, được khuyên không dùng cho người đang trong thai kỳ.
Các tác dụng phụ của thuốc Pesancort
Hiếm có trường hợp gặp tác dụng phụ do sử dụng thuốc Pesancort. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra ở một số người có cơ địa nhạy cảm với các biểu hiện như:
- Viêm da dị ứng
- Nổi mề đay
- Phù thần kinh mạch
Trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài, còn có thể gặp phải tình trạng mỏng da, xuất hiện nếp nhăn trên da, giãn mạch máu nông,…
Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải. Bệnh nhân nên theo dõi các biểu hiện bất thường và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Tương tác của Pesancort với thuốc khác
Đây là hiện tượng xảy ra phản ứng giữa các hoạt chất trong 2 loại thuốc khi dùng cùng nhau và làm hoạt động của chúng thay đổi. Do đó, khi dùng Pesancort với một số thuốc sau đây, bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Ciprofloxacin: Acid fusidic trong Pesancort tác dụng đối kháng với thuốc ciprofloxacin.
- Penicillin: Acid fusidic tương tác với loại thuốc này.
- Thuốc kháng virus Protease: Dùng đồng thời sẽ ức chế chuyển hóa lẫn nhau, tăng nồng độ hoạt chất trong huyết tương, dễ gây ngộ độc.
- Paracetamol: Khi dùng chung với Pesancort sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Glucosid digitalis: Dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim, tăng độc tính của digitalis hoặc hạ nồng độ kali trong máu.
- Thuốc điều trị tiểu đường, insulin: Tương tác làm tăng đường trong máu.
- Phenobarbiton, Rifampicin, Phenytoin: Làm tăng chuyển hóa, giảm tác dụng của Pesancort.
- Chống đông loại coumarin: Làm thể làm tăng, giảm tác dụng của thuốc chống đông máu.
Như vậy, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần kê khai hết tất cả các loại thuốc đang dùng để được bác sĩ cân nhắc, hạn chế tình trạng tương tác xuất hiện. Bởi nếu phản ứng tương tác xảy ra nặng nề, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
Tương tác của Pesancort với thuốc khác
Khi nào nên ngưng sử dụng Pesancort?
Pesancort cần được ngưng sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Dùng thuốc đều đặn kéo dài 1 tuần
- Được bác sĩ da liễu chỉ định ngưng điều trị
- Xuất hiện phản ứng mẫn cảm tại vùng da bôi thuốc Pesancort
Xem thêm:
https://mintgreating.blogspot.com/
Post a Comment